Một hôm khác, tôi lại cùng anh đi chơi trên ngọn đồi nhìn ra ngoài khơi. Hôm đó trời âm u nên không thể trông thấy dải đất liền ở phương xa. Tôi hỏi anh có muốn trở về quê hương, sống với đồng bào của anh không? Anh trả lời:
-Có chứ! Tôi rất sung sướng được gặp đồng bào tôi. Tôi hỏi thêm:
-Này! Về thì anh sẽ làm gì? Anh lại đánh nhau, giết nhau như trước phải không? Nghe câu hỏi đó, anh có vẻ buồn và lắc đầu trả lời:
-Không đâu! Không đâu! Thứ sáu sẽ nói với họ ăn ở với nhau cho tốt, ăn bánh bột mì và thịt thú vật nấu chín, uống sữa dê, sữa bò, không chém giết nhau nữa. Tôi hỏi lại:
-Nhưng nếu họ không nghe mà giết anh đi thì sao! Anh trả lời rất tin tưởng:
-Không đâu! Họ không giết tôi đâu! Đồng bào tôi cũng rất thích biết nghe những điều đó.
Từ đó, tôi không còn e ngại gì nữa, quyết liều vượt biển một phen, tìm cách gặp những người da trắng kia. Theo tôi đoán thì họ có thể là người Tây-ban-nha hoặc Bồ-đào-nha. Có được một số đông bạn đường như thế, chắc chắn thể nào tôi cũng trở về được quê hương. Dĩ nhiên tôi không thể há vọng gặp được sự may mắn như thế trên hòn đảo trơ trọi này cách xa đất liền đến ngoài bốn chục dặm đường. Còn trông chờ ở sự giúp đỡ của những bộ lạc thổ dân thì cũng chẳng có há vọng gì! Thứ sáu chả đã nói với tôi là họ đối xử rất tốt với những người da trắng kia đó ư? Nhưng họ có giúp được những người đó trở về quê hương đâu! Quyết chí như vậy, tôi chuẩn bị kế hoạch vượt biển và giao việc cho Thứ sáu. Tôi dẫn anh sang phía bên kia hòn đảo và chỉ cho anh xem cái xuồng của tôi. Chúng tôi chèo xuồng xuống nước, đẩy nó ra biển rồi cùng trèo lên. Thứ sáu điều khiển xuồng rất nhanh nhẹn và khoẻ khoắn; xuồng đi vùn vụt, có thể nhanh gấp đôi khi tôi điều khiển. Tôi bảo anh:
-Này Thứ sáu! Bây giờ chúng ta có thể đi về quê hương anh được không? Anh ta tỏ vẻ lo ngại vì xuồng nhỏ quá không thể vượt biển được.
Tôi bèn giới thiệu cho anh chiếc xuồng lớn làm dạo trước, phơi nắng gió trong hai mươi ba năm trường, bây giờ đã nứt ngang nẻ dọc, gỗ mục gần hết. Theo ý anh thì cái xuồng này đủ sức lớn để vượt biển với tất cả lương thực cần phải đem theo. Tôi bèn bảo anh là bây giờ cũng phải cố công làm cho được một cái xuồng lớn như thế để giúp cho anh trở về quê hương. Nghe tôi nói, anh cúi đầu có vẻ vô cùng buồn bã, không trả lời một tiếng. Tôi ngạc nhiên hỏi anh vì sao lại nín thinh như vậy, anh buồn rầu trả lời:
-Tại sao ông chủ lại giận Thứ sáu? Tôi đã làm gì để mất lòng ông chủ? Tôi trả lời cho anh hiểu rằng anh đã nhầm chứ tôi có giận anh tí nào đâu?
-Không giận!
-anh trả lời ngay và nhắc đi nhắc lại hai tiếng đó.
-Không giận! Thế thì sao ông chủ lại bảo Thứ sáu trở về quê hương?
-Sao?
-tôi hỏi lại
-Thế không phải là anh đã nói với tôi rằng anh ước mong được trở về quê hương hay sao?
-Đúng thế!
-anh đáp lại
-Nhưng mà tôi muốn cả hai chúng ta cùng đi cơ mà! Thứ sáu không muốn chỉ một mình Thứ sáu trở về mà không có ông chủ cùng đến. Tôi mới vỡ lẽ ra và thấy rõ ràng là Thứ sáu không hề nghĩ đến vượt biển trở về quê hương một mình nếu không có tôi cùng đi. Tôi bèn hỏi anh xem cùng đi như thế thì có lợi gì? Anh hăng hái đáp lại ngay, rất chân thực:
-ông chủ tốt lắm. Đến quê hương tôi, ông chủ sẽ làm được nhiều điều tốt cho đồng bào tôi. ông chủ sẽ bày cho đồng bào tôi biết thương yêu nhau.
-Than ôi! Thứ sáu ơi!
-tôi buồn rầu trả lời anh
-Anh chẳng hiểu gì về lời anh nói cả! Tôi chỉ là một người dốt nát không hơn không kém!
-Không đâu! Không đâu!
-anh vội vã đáp lại.
-ông chủ tốt lắm, giỏi lắm. ông chủ đã bày bảo cho tôi biết nhiều điều tốt. ông chủ cũng sẽ bày bảo cho đồng bào tôi như thế. Cũng là anh em cả đấy mà! Tin chắc ở lòng chân thành của anh, tôi càng làm ra vẻ cương quyết để cho anh một mình trở về quê hương và quả nhiên như thế lại càng làm cho anh buồn bực vô chừng. Anh cầm ngay cái búa thường ngày vẫn mang theo bên mình mà đưa cho tôi:
-Đây, búa đây! ông chủ giết Thứ sáu đi chứ đừng bắt Thứ sáu về quê hương một mình như thế.
Mắt anh đẫm nước mắt, vẻ mặt anh xem ra rất xúc động. Tôi lại càng thấm thía và tin tưởng vào tình cảm keo sơn của anh đối với tôi. Tôi vội an ủi anh và hứa ngay với anh rằng sẽ không bao giờ bảo anh về quê hương một mình nếu tự anh chưa muốn về. Tôi nhận thấy sở dĩ anh bạn tôi nhất thiết muốn tôi cùng về quê hương là vì anh có một mối tình nồng thắm với đồng bào. Anh tin rằng nếu được tôi hướng dẫn bày bảo, đồng bào anh sẽ được sống một cuộc đời sung sướng. Còn tôi, tôi lại nghiêng về một khía khác. Lúc này, tôi chỉ muốn tìm gặp những người da trắng bị phiêu giạt lên đó để cùng nhau mưu tính đường về quê hương là chính. Không cân nhắc suy nghĩ gì nhiều nữa, tôi lo tìm ngay một thân cây khá lớn để đục một chiếc xuồng thích hợp với cuộc vượt biển mà chúng tôi hằng mơ ước.
Trong đảo không hiếm cây to, nhưng tôi muốn tìm được một cây ở gần bờ biển hơn hết để sau khi làm xong, có thể đưa xuồng xuống nước không đến nỗi chật vật quá. Thứ sáu tìm ngay được một cây to, không rő là thứ gỗ gì nhưng theo anh thì dùng làm xuồng rất tốt. Anh định đốt lửa để khoét bên trong, nhưng tôi bày cho anh cách dùng con nêm bằng sắt mà đục cho nhanh và anh đã tỏ ra rất khéo tay đục đẽo. Sau một tháng trời làm việc không kể ngày đêm, anh đã rất thông thạo "nghề" và chúng tôi đã làm xong cốt xuồng. Chiếc xuồng có vẻ đẹp và rất tốt, nhất là sau khi chúng tôi dùng búa đẽo bên ngoài vỏ cho ra dáng một chiếc tàu nhỏ. Nhưng nào đã xong được đâu! Chúng tôi còn phải bỏ ra nửa tháng trời nữa để đưa nó xuống nước bằng cách lót mấy khúc gỗ tròn bên dưới mà đẩy dần cho nó tuột đi từng tí một. Tôi rất đỗi ngạc nhiên thấy Thứ sáu điều khiển chiếc xuồng, lái đi, quay lại rất lành nghề, mặc dù xuồng rất lớn. Trong khi anh sửa nốt chiếc xuồng và tập dượt điều khiển thì tôi nhận trách nhiệm làm một cánh buồm. Tôi nhớ còn có khá nhiều những miếng vải cũ, nhưng bỏ lăn bỏ lóc trong suốt hai mươi sáu năm trời có lẽ cũng đã mục nát cả rồi. May sao tôi vẫn chọn được hai miếng còn khá bền. Sau bao phen tê tay mỏi mắt vì phải may vá nhiều mà lại không có kim, tôi cũng khâu xong một lá buồm tam giác tạm coi được. Đó là loại buồm tôi quen điều khiển hơn hết. Tôi lại mất luôn hai tháng trời nữa mới dựng xong cột buồm và treo buồm lên, đồng thời cũng xem xét, sửa chữa và làm nốt những thứ vặt vãnh khác trên xuồng. Tôi thêm vào cho cánh buồm lớn một lưới dây nhỏ và một lá buồm phụ phía trước để giữ cho xuồng đi vững, phòng khi bị nước triều cuốn đi mạnh quá. Cuối cùng, tôi lắp một bánh lái vào sau xuồng. Tôi vẫn chỉ là một anh thợ mộc khá tồi, nhưng vì được biết quá rõ ích lợi và sự cần thiết của bánh lái cho nên tôi hết sức để tâm vào việc đó và cuối cùng đã hoàn thành. Chỉ riêng cái bánh lái này cũng bắt tôi hao công tốn sức bằng làm tất cả chiếc xuồng và mọi thứ phụ tùng khác. Thế là tôi bắt đầu bước vào năm thứ hai mươi bảy của cuộc đời đày ải trên hòn đảo hoang vu này, mặc dầu đúng ra thì không thể gọi ba năm gần đây là đày ải được. Suốt ba năm ấy, tôi rất vui sướng vì có người giúp việc trung thành bên cạnh. Hàng năm tôi vẫn kỷ niệm ngày tôi đặt chân lên đảo với tất cả những nghi thức như trước kia đã kể lại với các bạn đọc. Năm nay lại còn quan trọng hơn những năm trước vì nó đem lại cho tôi thêm niềm há vọng mới là sẽ thoát khỏi hòn đảo này. Tôi tin chắc rằng chỉ nội trong năm nay há vọng ấy sẽ trở thành sự thật. Tuy nhiên tôi vẫn không một phút sao lãng công việc thường ngày. Tôi vẫn cày đất như mọi năm, trồng trọt, phơi nho, làm thêm hàng rào. Nói tóm lại, chúng tôi cứ cặm cụi và vui vẻ làm việc như là suốt đời sẽ ở trên đảo.
Mùa mưa đã tới. Chúng tôi lại phải ở lỳ trong nhà nhiều hơn những mùa khác. Chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ để giữ gìn cho chiếc xuồng mới được yên ổn. Chúng tôi ròng nó vào trong cái vịnh nhỏ và, nhân lúc thủy triều lên cao, kéo nó ra bãi cát. Thứ sáu đã đào cho nó một cái bể chứa nhỏ vừa đủ sâu để khi cần thì có thể dẫn nước vào cho xuồng nổi lên. Và khi thủy triều lên, chúng tôi tìm cách ngăn hẳn không cho nước biển lọt được vào trong cái bể ấy nữa. Chúng tôi ghép rất nhiều cành cây lại với nhau thành nhiều lớp, kín đáo và chắc chắn hơn cả mái rạ để che cho xuồng khỏi bị dãi nắng dầm mưa. Như vậy, chúng tôi có thể yên tâm chờ đến tháng mười một hay tháng chạp, tiết trời thuận lợi để vượt biển. Mùa khô ráo bắt đầu trở lại, há vọng vượt biển của chúng tôi lại càng gần ngày thực hiện. Ngày đêm chúng tôi bận tíu tít, nhất là phải lo lắng thu thập lương thực cần thiết cho cuộc đi phiêu lưu, dự định trong vòng nửa tháng nữa. Một buổi sáng, trong khi đang lo thu dọn, tôi bảo Thứ sáu chạy ra ngoài bờ biển tìm vài con rùa về làm thịt ăn. Cũng như tôi, Thứ sáu rất thích ăn món này, ăn trứng hoặc ăn thịt. Dạo này, con chó của tôi đã chết vì già quá rồi, nên Thứ sáu thiếu một tay giúp việc săn rùa đắc lực. Tuy thế, thường anh vẫn tỏ ra "may mắn" hơn tôi. Nhưng vừa ra khỏi nhà được độ dăm phút, anh đã ba chân bốn cẳng chạy trở về, nhảy vút qua bức lũy đá như bay mà vào, chân không kịp bén đất. Không chờ tôi hỏi, anh kêu lên ngay:
-ông chủ, ông chủ ơi! Khổ quá! Nguy quá!
-Thứ sáu! Cái gì thế?
-tôi hỏi lại.
-Cái gì thế?
-ồ, kia kìa, ngoài kia kìa,
-anh ta trả lời vội vã
-có ba chiếc xuồng, ba chiếc xuồng của kẻ thù! Tôi tìm hết cách làm cho anh ta yên lòng, nhưng anh vẫn không bớt vẻ hốt hoảng. Anh sợ những người thổ dân kia đến đây bắt anh để giết. Tôi an ủi và khuyến khích anh:
-Thứ sáu, hãy can đảm lên chứ! Tai nạn lớn đó cũng đe dọa tôi như anh chứ có khác gì! Nếu họ bắt được chúng ta thì chắc là họ chẳng tha gì tôi cũng như chẳng tha gì anh. Có phải không, anh bạn thân mến? Vậy thì nhất định chúng ta phải liều một phen sống mái với họ. Anh bạn của tôi ơi! Anh còn biết đánh nhau chứ?
-Tôi bắn được!
-anh đáp lại đã có vẻ vững tâm hơn.
-Nhưng mà họ đông quá, nhiều quá.
-Cái đó không đáng ngại!
-tôi bảo anh ta.
-Súng của chúng ta sẽ làm cho những người không bị bắn cũng phải khiếp sợ bỏ trốn. Chúng ta sẽ sẵn sàng đương đầu với mọi nguy hiểm để cứu giúp nhau. Bây giờ thì tôi chỉ huy trận đánh, anh hết sức nghe theo lời tôi và làm đúng như tôi chỉ dẫn. Đó là kỷ luật ra trận đấy nhá!
-Vâng!
-Anh đáp lại rắn rỏi.
-Tôi sẵn sàng chết nếu cần phải chết.
-Chúng ta sẽ không chết đâu, Thứ sáu ạ! Tôi khuyến khích anh ta và, để tăng thêm dũng khí, chúng tôi uống mỗi người một hớp rượu mạnh. Sau đó, tôi chia khí giới với anh. Mỗi người chúng tôi giắt một khẩu súng ngắn vào thắt lưng và đeo lên vai ba khẩu súng dài, rồi cùng nhau lên đường chiến đấu. Ngoài khí giới, tôi còn mang theo một bầu rượu mạnh và đưa cho Thứ sáu một túi đầy thuốc súng và đạn. Mệnh lệnh duy nhất mà anh phải tuân theo sự chỉ huy của tôi là phải bám riết lấy tôi, không có một lời nói, một hành động nào tự động trước khi làm chủ chiến trường.
Tôi dùng kính viễn vọng tìm được một con đường nhỏ để vòng qua bên kia cái vịnh. Tới đó, chúng tôi đi xuyên vào rừng đến một chỗ có thể ngắm bắn vào kẻ địch vừa tầm đạn trước khi họ tìm ra chúng tôi. Tôi đi trong rừng rất thận trọng và rất lặng lẽ; Thứ sáu theo sát gót. Chúng tôi cứ tiến dần lên cho tới lúc chỉ còn cách họ một lùm cây nhỏ. Nhìn thấy một cây rất cao, tôi khẽ gọi Thứ sáu và bảo anh ta tìm cách đi sâu về phía đó rồi trèo lên cây mà dò xét tình hình địch. Anh đi ngay và phút chốc đã quay trở lại báo cho tôi biết rằng đứng ở đó có thể thấy quân địch rất rõ ràng. Họ đương ngồi quanh đống lửa, hành hình một tù binh. Cách đó chừng mươi bước còn có một người tù nữa bị trói nằm trên cát và có lẽ cũng sắp sửa chịu một số phận như người kia. Người này không phải là đồng bào của anh mà lại giống như những người rậm râu đã thoát nạn đắm tàu và đã ghé xuồng vào quê hương anh. Những tin tức đó và nhất là những đặc điểm về người tù rậm râu làm cho tôi lại nóng cả gan ruột. Tôi tự mình tiến lại phía cái cây cao và thấy rõ ràng một người nằm dài trên bãi cát, tay chân đều bị trói chặt. Nhìn áo quần người ấy, tôi biết đó là một người châu âu. Tôi nhìn quanh và thấy một cây to khác mọc giữa một bụi rậm nhỏ gần chỗ những người thổ dân tụ họp hơn. Nếu tôi lại được đó mà không bị lộ thì chỉ còn cách họ chừng nửa tầm đạn. Nắm vững tình hình, tôi lại bình tĩnh hơn; tôi luồn rất nhẹ nhàng sau những bụi rậm để đi tới chỗ cây lớn. Tới nơi, vừa gặp một mô đất nhỏ, tôi bèn nấp sau đó xem xét tình hình địch cho kỹ hơn. Tình thế quả đã khẩn cấp lắm rồi: mười chín kẻ chiến thắng đang ngồi sát nhau dưới đất và cử hai tên trong bọn lại cởi trói người tù rậm râu để đem lại nơi hành hình. Trong lúc hai tên này lúi húi cởi dây buộc chân người tù, tôi vội quay lại bảo Thứ sáu:
-Nào, Thứ sáu! Anh hãy chú ý nghe theo tôi. Chúng ta chuẩn bị chiến đấu.
Thấy tôi làm gì thì anh làm theo nấy, nhất thiết đừng có sai một lá nào đấy nhé! Anh hứa sẽ làm theo đúng như lời tôi dặn. Tôi bèn đặt xuống đất một khẩu súng hỏa mai và một khẩu súng săn; Thứ sáu làm theo đúng răm rắp. Tôi lấy khẩu súng hỏa mai thứ hai và nhằm thẳng vào đám người thổ dân. Thứ sáu cũng làm như thế. Tôi hỏi anh:
-Sẵn sàng chưa?
-Xong!
-anh trả lời và ngay lúc đó chúng tôi cùng kéo cò một lượt.
Lần đầu tiên bắn súng vào kẻ thù, Thứ sáu đã tỏ ra ngắm giỏi hơn hẳn tôi. Phát súng của anh đã bắn ngã hai tên địch và làm ba tên khác bị thương; còn tôi thì chỉ bắn ngã một và làm bị thương hai tên. Tả làm sao nổi nỗi kinh hoảng của đám thổ dân bị đánh bất ngờ! Những người chưa bị ngă đều vội vă nhổm dậy, lúng túng không biết phải chạy đường nào cho thoát một tai nạn từ đâu giáng xuống không rő. Trong lúc đó, Thứ sáu luôn luôn chăm chú nhìn tôi để theo dői và rập theo hành động của tôi. Sau khi thấy rõ kết quả của đợt súng đầu tiên, tôi hạ khẩu súng hỏa mai xuống, cầm khẩu súng săn lên, và người giúp việc của tôi cũng làm theo đúng như thế. Anh cũng nhắm theo kẻ địch như tôi. Tôi lại hỏi:
-Sẵn sàng chưa? Anh trả lời là đã sẵn sàng thì tôi lại bảo anh:
-Thế thì nổ súng ngay đi thôi!
Chúng tôi lại bắn theo vào cái đám người đang sợ hãi chạy tán loạn. Súng của chúng tôi chỉ nạp đạn ghém cỡ nhỏ dùng cho súng ngắn, nên chỉ hạ được có hai tên, nhưng lại làm bị thương khá nhiều tên khác. Bọn này chạy tan tác khắp nơi, máu me đầy mình. Sau đó có ba tên ngã xuống vì bị thương nặng. Chúng tôi đặt khẩu súng hết đạn xuống đất, lấy khẩu hỏa mai thứ nhì lên. Tôi nhảy vụt ra khỏi chỗ nấp, Thứ sáu bám sát theo sau. Vừa lộ mặt ra, tôi thét lên một tiếng long trời, Thứ sáu cũng thét lên một tiếng còn ghê rợn hơn nữa. Dù trên vai mang khí giới đã nặng, tôi cố chạy thật nhanh lại gần người tù binh khốn khổ đương nằm đờ trên cát. Hai tên đao phủ đã bỏ mặc người đó ngay sau những tiếng súng thứ nhất. Chúng khiếp đảm chạy ra bờ biển, nhảy lên một cái xuồng, có ba tên khác theo sát gót. Bọn kia cũng ùa nhau chạy ra phía bờ biển; chúng tôi hoàn toàn làm chủ trận địa. Thứ sáu hăng máu, không chờ tôi ra lệnh nữa, cứ xông vào đuổi theo quân thù đang nhớn nhác chạy dài. Anh bắn nốt một phát súng trúng thêm mấy tên địch nữa; nhưng vì bị thương nhẹ nên chúng lại đứng dậy chạy ngay. Liếc nhìn anh, tôi nghĩ bọn kia tất phải tưởng anh là tướng nhà trời xuống trừng phạt họ. Trong khi người giúp việc của tôi say sưa tiêu diệt địch như thế, tôi rút dao ra cắt đứt dây trói cho người tù binh. Tôi đỡ người đó ngồi dậy và hỏi bằng tiếng Bồ-đào-nha xem ông ta là ai. Nhưng ông ta đã yếu quá, hầu như không còn đủ sức đứng dậy và nói được. Tôi bèn đưa bầu rượu mạnh và ra hiệu bảo ông ta uống. ông ta nghe theo. Tôi lại đưa cho ông ta một miếng bánh và ông ta cũng ăn ngay lúc đó. Sau khi lại sức được một chút, ông ta nói cho tôi biết mình là người Tây-ban-nha và vô cùng cảm ơn tôi đã cứu sống ông. Tôi tập hợp tất cả vốn liếng ngôn ngữ Tây-ban-nha của tôi lại để có thể bập bẹ nói chuyện với người bạn mới:
-Xi-nho! chúng ta sẽ nói chuyện nhiều vào lúc khác. Bây giờ thì phải chiến đấu đă. Nếu ông còn chút sức khỏe nào thì hãy cầm lấy khẩu súng ngắn và thanh gươm này rồi hết sức dùng cho thật được việc. ông ta cầm lấy khí giới, vẻ hàm ơn lộ trên nét mặt. Hình như khí giới đã đem lại cho ông tất cả sức khỏe. ông ta nhảy xổ ngay vào đám kẻ thù và chỉ trở tay một cái, ông đã xỉa đến hai nhát gươm. Thật ra thì bọn họ cũng chẳng chống đỡ gì cả. Những người thổ dân không may đó đã quá khiếp đảm vì những tiếng súng của chúng tôi đến nỗi không dám chống cự lại nữa. Tôi vẫn giữ bên mình khẩu súng săn cuối cùng, không bắn vội, để khỏi bị lúng túng lúc bất ngờ. Tất cả khí giới của tôi chỉ còn lại có thế vì tôi đã đưa khẩu súng ngắn và thanh gươm cho người bạn Tây-ban-nha rồi. Tôi gọi Thứ sáu bảo trở về chỗ chúng tôi đã bắn loạt súng đầu tiên đem lại đây những súng đã hết đạn. Anh ta chạy thật nhanh đi lấy ngay. Trong khi tôi nạp lại súng, một cuộc chiến đấu thật ác liệt đã xảy ra giữa người Tây-ban-nha và một người thổ dân vừa mới nhảy xổ vào ông ta với một thanh kiếm gỗ trong tay. Có lẽ anh này biết đó là người tù binh cũ chứ không phải "thiên tướng" nên vững lòng đánh lại. Mặc dầu còn yếu, người Tây-ban-nha vẫn tỏ ra can đảm và hăng hái phi thường. ông ta đương đầu với người thổ dân một lúc lâu và đã hai lần chém kẻ địch bị thương ở đầu. Nhưng người thổ dân đã ôm chặt được ông ta mà quật ngã xuống và tìm hết cách để cướp lấy thanh gươm. Trong cơn nguy biến đó, người Tây-ban-nha không chút hoảng hốt. ông thận trọng buông thanh gươm xuống, rút ngay khẩu súng ngắn ra bắn chết kẻ thù.
Nhưng hạ được kẻ thù thì ông ta cũng kiệt sức, phải ngồi phịch xuống đất nghỉ. Ngay lúc đó, Thứ sáu nảy ra một ý kiến mà từ đầu tôi không nghĩ tới. Nếu để những người thổ dân trốn thoát thì rất có thể họ sẽ kéo đông người đến trả thù và tất nhiên tính mạng chúng tôi chỉ còn treo trên sợi tóc. Tôi thấy cũng có lý. Thứ sáu bàn nên lấy một chiếc xuồng của họ mà chèo đuổi theo, bắn thủng xuồng cho họ chết chìm. Tôi nghe theo anh ta và nhảy ngay vào cái xuồng gần nhất rồi gọi Thứ sáu cùng đi. Nhưng tôi rất kinh ngạc thấy còn một người thứ ba nằm trong xuồng cũng bị trói gô như người Tây-ban-nha kia, và gần như chết ngất đi vì sợ. ông ta bị trói chặt quá không thể nhấc đầu lên được và coi chừng không thở ra hơi nữa, có vẻ sắp chết. Tôi vội cắt đứt những dây trói chằng chịt đã làm cho ông ta nhức nhối quá mức. Tôi cố sức đỡ ông ta dậy nhưng ông ta không còn đủ sức đứng lên và nói ra tiếng nữa. ông ta chỉ kêu lên những tiếng chói tai và thật não ruột, có lẽ vì sợ người ta cởi trói cho mình để đem đi hành hình chăng! Thứ sáu bước chân vào xuồng; tôi bảo anh ta an ủi người bị nạn yên tâm vì đã được thoát nạn. Tôi lại đưa cho người ấy uống một hớp rượu mạnh. Nhờ sức rượu, kết hợp với tin mừng được cứu sống bất ngờ, người bị nạn tỉnh ngay lại và có thể gắng gượng đứng dậy được. Sau vài phút đồng hồ nhìn kỹ và nghe người ấy nói, bỗng nhiên Thứ sáu ôm chầm lấy ông ta mà hôn hít. Thật là một cảnh cảm động, có thể làm ứa nước mắt những người sắt đá nhất. Anh ta khóc, cười, nhảy múa chung quanh người kia rồi lại nắm hai tay lại với nhau mà vặn, đập tay vào mặt, rồi lại nhảy, lại múa nữa, và cuối cùng là những hành động có vẻ thiếu tự chủ, như dại như điên.
Trong một lúc lâu, mặc dầu tôi rất ngạc nhiên, anh vẫn không thể bình tĩnh để bày tỏ cho tôi biết rõ nguyên do những cử chỉ kỳ quặc đó. Nhưng về sau, trấn tĩnh được một chút, anh vui mừng nói cho tôi biết đó là bố đẻ của anh. Tôi rất xúc động trước cảnh đó. Nhìn thấy chính bố mình được cứu thoát khỏi bàn tay độc ác của kẻ thù, Thứ sáu mừng mừng tủi tủi. Anh đã làm những cử chỉ lạ lùng nhưng đầy tình thân ái. Anh bước vào trong xuồng rồi ra ngoài xuồng, rồi lại trở vào trong xuồng. Anh lại ngồi ngay bên cạnh bố anh, anh ôm lấy đầu bố mà áp vào ngực mình đến nửa giờ đồng hồ liền để truyền hơi ấm cho bố; anh nắm lấy chân, lấy tay ông lão đương cứng đờ ra vì bị trói chặt quá và loay hoay tìm hết cách để xoa nắn cho dịu lại. Đoán được ý muốn ấy, tôi đưa cho anh bầu rượu mạnh để xoa bóp cho ông lăo. Quả nhiên ông già thổ dân thấy dễ chịu hơn rõ ràng.