Trang

Tô-mếch và thủ lĩnh Tia Chớp Đen - Chương 1: Cuộc tấn công bất ngờ

Con ngựa lông đỏ rực sải những bước dài băng qua thảo nguyên rộng lớn. Người ngồi trên lưng ngựa cúi rạp về phía trước để cho cái vành mũ rộng có đính bạc che mắt khỏi bị gió thốc vào. Con tuấn mã nửa hoang dã hăng hái nhảy vọt qua những khóm xương rồng đầy gai trên đường, khéo léo tránh khỏi các hốc cây đổ, phi băng băng về phía trước, bụng lướt trên ngọn cỏ san vi bao phủ khắp bình nguyên mênh mông. Tiếng gió réo vi vút như làm say lòng người cưỡi lẫn tuấn mã, cả hai lao nhanh, kéo theo sau một cái bóng duỗi dài.

Bỗng nhiên kỵ sĩ ngẩng đầu thốt lên một tiếng kêu vui sướng rồi ghì mạnh cương ngựa. Hẳn chăng phải khéo léo và khỏe lắm mới có thể ghìm nổi con ngựa. Bốn chân ngựa như đóng đinh tại chỗ. Tuấn mã tức tối khuỵu hai chân sau xuống rồi đừng chồm hai chân trước, song bàn tay thành thạo của người cưỡi khiến nó phải nhanh chóng quy thuận.

Kỵ sĩ đưa tay trái đẩy chiếc mũ phớt rộng vành ra sau lưng để nó treo trên sợi dây mắc qua cằm. Đôi mắt sáng vui vẻ của chàng ánh lên trên khuôn mặt rám nắng. Bây giờ đã có thể đoán khá chính xác tuổi chàng, có lẽ chỉ độ mười sáu, mười bảy là cùng, tuy thân hình cường tráng như đã mười chín tuổi. Vai chàng rộng, vóc người dong dỏng cao, những bắp thịt hằn lên dưới làn áo sơ-mi bằng vải phia-nen mặc bó sát người.

Chàng vỗ ngựa rồi chăm chú nhìn về phía nam, nơi một ngọn núi vươn cao giữa những tảng đá vỡ nát. Đó là đích cuộc dạo chơi buổi sáng của chàng. Ngọn núi ấy nằm ngay trên biến giới của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Mê-hi-cô. Chàng muốn được đứng từ trên đỉnh núi này nhìn ngắm kỹ vùng đất biên giới phía bắc của Mê-hi-cô, vùng đất thường được mệnh danh là “biên giới đời đời rực cháy”, bởi ở đây luôn luôn xảy ra những cuộc đụng độ vũ trang và những vụ cướp bóc.

Từ chỗ chàng dừng ngựa cso thể nhìn rõ những mạch nứt gãy ở các khối đá núi cùng hình dáng những câu xương rồng khổng lồ, những bụi cỏ lớn và những khối đá trên chop núi. Tuy vậy, chàng không bị mắt đánh lừa trong việc đánh giá khoảng cách giữa bầu không khí trong suốt của thảo nguyên. Ngọn núi ít nhất còn phải cách xa đến ba bốn cây số nữa, vì vậy chàng quyết định phi chậm lại để giữ sức cho ngựa lúc về.

Chàng khẽ đặt tay vào cổ ngựa, con tuấn mã nửa hoang dã ngoan ngoãn đi nước kiệu.

Chàng chăm chú quan sát chung quanh. Việc tiến đến gần biên giới Mê-hi-cô khiến chàng rất cảnh giác. Chàng không thể xem thường lời dặn của sê-ríp[1] Alan giàu kinh nghiệm, rằng phải thường xuyên cảnh giác khi đến gần biên giới. Mặc dù từ nhiều năm nay hai quốc gia có quan hệ hòa hảo với nhau, song những toán người Mê-hi-cô và người In-đi-an Mê-hi-cô có vũ trang vẫn thường vượt sang phía nước Mỹ để cướp những đàn bò và cừu, thậm chí bắt cóc cả trẻ em để sau đó buộc chúng phải lao động trong các trại nuôi gia súc. Những cuộc cướp bóc này của đám láng giềng không muốn hòa bình khiến cho người dân Mỹ cùng những người In-đi-an sống trong các khu định cư gần biên giới tức giận, và họ thường phản ứng lại. Vì vậy ở đây thường diễn ra những vụ xô xát triền miên khiến máu đổ không ít.

Tômếch Vinmôpxki – người kỵ sĩ cô độc nọ – là một thiếu niên người Ba Lan. Cậu không sợ nguy hiểm nhưng cũng không thích bị lâm nguy vì nhẹ dạ, những kinh nghiệm tích lũy được trong những cuộc chu du khắp thế giới đã khiến cậu sớm trở nên thận trọng và chín chắn.

Tômếch vừa đến bang Niu Mê-hi-cô này được khoảng một tuần. Theo ý của cha cậu, ở nơi đây, chắc chắn cậu sẽ nhanh lại sức sau khi bị con tê giác sống húc trong chuyến đi săn thú vừa qua ở U-gan-đa[2]. Vài tháng nghỉ ngơi ở Anh đã giúp cậu quên đi tai họa hiểm nghèo, và khi có cơ hội được sang tận Miền Viễn Tây Hoang Dã này, cậu liền nhận lời ngay.

Tômếch có hai lý do để vui mừng về chuyến đi này. Thứ nhất, cô bạn gái quen trong những cuộc phiêu lưu ở Ôxtralia tên là Xanli[3], đang trên đường sang Anh ăn học, cũng dừng chân nghỉ một thời gian dài ở chỗ chú ruột của cô là sê-ríp A-lan, hiện đang sống tại bang Niu Mê-hi-cô. Tômếch cũng sẽ nghỉ hè ở đây, cùng với Xanli trong điều kiện khí hậu rất tốt, sau đó cả hai sẽ trở về Anh. Thứ hai, Tômếch cùng với cha và hai người bạn của cha – chú Xmuga và thủy thủ trưởng Nôvixki là những người chuyên đi bắt dã thú cho công ty của ông Hagenbéc, công ty này đảm nhiệm việc cung cấp các loại thú cho các vườn thú và các đoàn xiếc trên thế giới. Ông Hagenbéc đánh giá các những người dân Ba Lan dũng cảm này, bởi vì lúc nào họ cũng sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó khăn không một chút ngại ngầ. Vì vậy, khi nghe tin bác Vinmôpxki định cho cậu con trai tài giỏi của mình lên đường đi Mỹ, ông liền nhờ Tômếch một việc. Đó là tìm thuê một đoàn người Inđian để họ tham gia vào đoàn xiếc. Người In-đi-an vốn nổi tiếng về tài huấn luyện ngựa hoang cũng như tài cưỡi ngựa khéo léo. Một cái làng In-đi-an thật sự, nếu mang được sang châu Âu chắc chắn sẽ rất được ham chuộng. Người ta vẫn đang còn nhớ rõ những cuộc chiến đấu anh hùng của các chiến sĩ da đỏ trong những năm 1869 – 1892, những người đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ tự do của mình. Tên tuổi những thủ lĩnh bất khuất như Bò Ngồi, Mây Đỏ, Cô-si-xơ và Ghê-rô-ni-mô đã trở thành những biểu tượng của sự bất khuất của người In-đi-an.

Dĩ nhiên, Tômếch Vinmôpxki rất vui lòng nhận lời đề nghị của ông Hagenbéc, thêm nữa, nhân dịp này cậu sẽ có cơ hội làm quen với những người In-đi-an can đảm mà cậu luôn ngưỡng mộ. Cha Tômếch không tránh khỏi lo lắng khi gửi con vào một cuộc chu du xa xôi, lại chỉ một mình, nên đã nhờ thủy thủ trưởng Nôvixki  người bạn thân nhất của Tômếch, cùng đi theo để đỡ đầu cho cậu. Hai người bạn làm khách của nhà sê-ríp Alan, chú của Xanli. Sự đỡ đầu của người thủy thủ tốt bụng không bao giờ làm vướng bận Tômếch, bởi cả hai đề say mê chuyện mạo hiểm như nhau. Thêm nữa, từ khi đặt chân đến trại của ông Alan, chú Nôvixki thường dành phần lớn thì giờ đi theo trông nom cô bé Xanli xinh đẹp và dễ thương, để tránh những chuyện không hay xảy ra cho cô bé. Cả con chó Đingô trung thành của Tômếch cũng vẫn nhớ rằng cô bé người Ôxtralia ấy chính là cô chủ đầu tiên của mình, nên nó không rời cô một bước. Vì vậy, Tômếch hoàn toàn được tự do. Ngay trong những ngày đầu tiên, cậu đã tiến hành  những chuyến đi chơi bằng ngựa nhằm tìm hiểu địa thế quanh vùng và tìm cách làm quen với những người dân In-đi-an đang sống trong các khu định cư gần đấy.

Giờ đây, lòng tràn đầy vui sướng, cậu đang tiến đến đích của chuyến đi dạo buổi snags. Cậu vui bởi chẳng mấy chốc nữa sẽ được nhìn thấy đất Mê-hi-cô mà cậu đã biết chút ít qua những quyển sách của nhà du hành người Ba Lan Ê-mi-lơ Đu-nhi-cốp-xki, người đã từng tiến hành những cuộc thăm dò nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Mê-hi-cô, sau đó ông đã mô tả rất tỉ mỉ những nhận xét và những chuyện mạo hiểm kỳ thú của bản thân.

Ngọn núi cô độc ngày càng trở nên cao hơn, che khuất chân trời bởi một lớp sương mờ màu tim tím. Một lúc sau Tômếch đã đến chân núi. Cậu nhìn thấy ngay một con đường mòn nhỏ hẹp dẫn lên đỉnh núi. Không hề ngần ngại, cậu giục ngựa leo lên, song chưa được mấy bước, chợt nhìn xuống đất, cậu vội ghì ngay ngựa lại. Nhẹ nhàng nhảy xuống ngựa, tay không buông dây cương, cậu quỳ xuống xem xét những dấu vết vừa trông thấy hằn trên mặt đường lẫn sỏi.

“Hôm nay đã có ai đó đi đường này trước mình rồi. Mình có thể đánh cuộc rằng đó là một người In-đi-an, – cậu nghĩ thầm. – Chỉ có người da đỏ mới không đóng móng cho ngựa. Anh ta tìm gì ở tít tận biên giới trong buổi sáng tinh mơ thế này nhỉ? Anh ta đi từ phía bắc, thế có nghĩa anh ta là cư dân nước Mỹ. Hừm, mình thấy khá lạ lùng là anh ta lại rời khu định cư vào ban ngày ban mặt như thế này. Có lẽ tốt hơn hết mình nên chuồn khỏi chốn này sớm thì hơn.”

Song Tômếch lập tức từ bỏ ý nghĩ đó. Cậu cân nhắc tình thế hiện tại của mình. Bỏ chạy chỉ vì một người dân In-đi-an cô độc và có lẽ không có vũ khí là một sự hèn nhát. Không thể làm điều đó được ! Cậu có thiếu can đảm đâu có chứ. Có gì là ghê gớm đâu khi gặp dấu xết của người In-đi-an ở một chỗ vắng người? Có thể đó chỉ là một người chăn gia súc làm thuê trong một nông trại nào đó! Có thể anh ta tìm bò bị lạc cũng nên? Đỉnh  núi này là một điểm quan sát rất thuận lợi. Thêm nữa, Tômếch hiểu rằng nếu cứ tránh gặp mặt những người In-đi-an thì không thể thực hiện được nhiệm vụ mà ông Hagenbéc đã giao phó. Cảnh sát trưởng Alan chắc cũng như những người có tuổi khác đã hơi phóng đại những nỗi nguy hiểm rình rập ở vùng biên giới. Chỉ cần lúc nào cũng cảnh giác thì mọi sự chắc sẽ tốt lành thôi.

Bình tĩnh trở lại, Tômếch dắt ngựa vào sâu trong lùm cây xương rồng. Tìm được một chỗ giữa những lùm cỏ cao, cậu buộc ngựa vào một cành cây. Sửa sang cái thắt lưng có bao súng lục để có thể rút ra một cách dễ dàng vào bất kỳ lúc nào, cậu quat trở lại con đường mòn. Không ngần ngừ suy nghĩ gì thêm nữa, cậu lần theo những vết chân ngựa không đóng móng còn in trên đường . Được vài chục bước, vết móng ngựa rẽ vào một lùm cây bên đường và mất hút. Vài bước tiếp sau đó cậu mới tìm thấy trên mặt đường những dấu chân đi dép da mềm của người In-đi-an.

Tômếch khẽ huýt sáo.

“Anh bạn In-đi-an của mình cũng đã làm điều mà mình vừa làm xong! Vạy thì trước hết ta hãy xem qua con ngựa của anh chàng đã nào”, – cậu nghĩ thầm.

Vào chính lúc ấy, dường như đáp lại những suy nghĩ của Tômếch, có tiếng ngựa kí khẽ trong lùm cây ven đường. CHắc con ngựa của người In-đi-an đã đánh hơi được sự có mặt của người lạ. Tômếch thận trọng vạch lùm cây. Cách đấy không xa, cậu thấy một con ngựa đồng cỏ mình thấp, màu nâu, với những mảng trắng ở sau mông. Như phong tục của người In-đi-an, thay cho yên ngựa và một miếng ván có vẽ những hình trang trí màu sắc sặc sỡ, được buộc vào phần trước của mình ngựa bằng những dây đại chắc. Cương không buộc vào mũi ngựa và cũng không có hàm thiếc mà được mắc vào hàm dưới. Tômếch biết rõ rằng người In-đi-an chỉ dùng dây cương khi muốn dùng tay hãm ngựa lại, còn chủ yếu là họ điều khiển ngựa bằng chân. Một đầu dây cương được buộc vào một thân cây nhỏ.

Tômếch chăm chú quan sát kỹ những hoa văn trên cái “yên” làm theo kiểu In-đi-an. Sê-ríp Alan đã cho cậu xem những đồ thủ công của người Na-vai có những hoa văn giống như thế. Phải chăng anh chàng In-đi-an này là người của bộ lạc Na-vai? Điều giả định đó làm Tômếch hơi lo lắng, bởi chỉ vừa cách đây không lâu, trên khắp mọi miền của thế giới đều lừng vang tên tuổi của những người Na-vai và A-pa-sơ. Không một bộ lạc In-đi-an nào khác thể hiển lòng dũng cảm trong những cuộc chiến đấu với những kẻ đô hộ da trắng điên cuồng như những người con của hoang mạc A-ri-dô-na này.

Con ngựa dựng ngược tai, hí mỗi lúc một to hơn và giẫm chân xuống đất, dường như muốn báo động cho chủ. Tômếch nhanh nhẹn quay lui ra đường. Cậu chăm chú lần theo dấu chân người. Cứ theo kích thước của dấu dép mà suy thì anh chàng In-đi-an này chưa phải là người lớn. Nhận ra điều ấy, Tômếch mạnh dạn hơn, lần lên đỉnh núi.

Nửa giờ sau, dùng những búi xương rồng và cỏ cao làm vật che, cậu lên tới một đỉnh núi khá bằng phẳng. Đến đây, nẻo đường mòn mất hút giữa những khối đá. Tômếch nấp vào sau một tảng đá, đưa mắt dõi tìm người In-đi-an, song khong thấy anh ta đâu cả, vì vậy cậu khẽ khàng, thận trọng, tránh  không làm động sỏi đá. Ngay cạnh mép phía nam của đỉnh núi là một khối đá cao, phẳng nằm dài theo bờ vực, Tômếch chợt nhìn lên và sững người: từ phía trên thòng xuống hai bàn chân đi dép da mềm.

Tômếch nín thở tránh không làm kinh động người đang ở bên trên. Trong những chuyến phiêu lưu lần trước cậu đã học thành thạo những thủ thuật của việc lần theo dấu vết và bí mật tiếp cận kẻ thù, cậu bèn đi chuyển chút ít về bên phải. Người In-đi-an vẫn nằm sấp bụng trên tảng đá, chăm chú nhìn về phía thảo nguyên gợn song ở bên kia biên giới. Sau gáy anh ta có ba chiếc lông đại bàng giắp vào một dải chít quanh đầu.

Tômếch quan sát thật nhanh. Mãi đến bây giờ cậu mới để ý đến khẩu súng săn tực vào một tảng đá gần đấy. Rõ rang anh chàng In-đi-an này không hề nghĩ đến khả năng có thể gặp bất kỳ ai ở đây nên mới rời vũ khí ra như thế. Cậu bé da trắng mỉm cười tinh quát. Người ta kể bao nhiêu chuyện – nhiều khi đến khó tin – về tính cảnh giác rất cao của người In-đi-an, thế mà lần này cậu tiếp cận sát gáy một anh chàng Na-vai mà vẫn không bị phát hiện ra, dù anh chàng có vẻ không muốn bị ai chú ý đến. Cậu quyết định sẽ làm cho anh chàng In-đi-an không quen biết kia bị một phen bất ngờ. Cậu khẽ khàng ngồi xuống đất và nghĩ xem anh bạn trẻ In-đi-an đang dõi mắt tìm ai hay tìm cái gì trên thảo nguyên kia.

Cậu để một lúc lâu theo dõi cái nhìn của người In-đi-an, anh ta nhìn mãi về phương nam, song ngoài những loại xương rồng khác nhau, cậu không nhìn thấy gì khác trên khắp thảo nguyên mênh mông lượn song nhấp nhô. Cuối cùng, chờ đã chán, Tômếch gọi to lên bằng tiếng Anh:

– Người anh em da đỏ có thể cho tôi biết anh nhìn thấy điều gì hay trên thảo nguyên không?

Hậu quả của những lời vừa nói ra vượt rất xa những điều Tômếch có thể ngờ tới. Người In-đi-an lập tức nhô ra khỏi bờ đá và khi nhìn thấy kẻ không mời mà đến liền nhảy dựng lên, đứng sững trước mặt cậu. Mắt anh ta lóe lên những ánh hằn thù.

– Đồ chó da trắng kia, mày tìm kiếm gì ở đây hả? – anh ta bật ra một hơi bằng thứ tiếng Anh khá chuẩn.

Tômếch hoàn toàn bị bất ngờ bởi giọng nói khinh bỉ đầy hằn học của người In-đi-an, song cậu vẫn kìm lòng, nói bằng giọng mềm mỏng:

– Tôi cũng có thể hỏi anh bằng những lời như thế, thậm chí hình như tôi còn có quyền làm điều đó hơn anh, bởi chúng ta đang ở ngoài địa phận trại định cư, song tôi chẳng bảo giờ hỏi một cách thiếu thiện cảm như anh vừa rồi cả.

– Bất cứ thằng gián điệp nào cũng là đồ chó ghẻ đểu cáng! – người In-đi-an hằn học đáp lại.

– Hoàn toàn đồng ý với anh, song tôi đâu có phải là gián điệp.

– Mày nói láo, như tất cả những cái “mặt nhợt” khác. Chính sê-ríp Alan phái mày đến đây! Mày ở chỗ lão ta!

– Làm sao anh biết rằng tôi ở nhà sê-ríp Alan? – Tômếch ngạc nhiên, cố dằn cơn tức giận lại.

– Bây giờ thì chính mày tự lột mặt nạ nhé! – chàng In-đi-an thốt lên đắc thắng. – Song dù cho mày có đánh hơi thấy điều gì đi chăng nữa, chẳng bao giờ mày còn có thể báo cho bọn mặt nhợt đâu!

Những lời hằn học hoàn toàn bất ngờ của người In-đi-an làm cho Tômếch rất sửng sốt, song điều đó chỉ kéo dài trong giây lát mà thôi. Biết bao lần trong đời cậu từng bị nỗi hiểm nguy đe dọa. Trong những cuộc phiêu lưu vào sâu trong lòng những lục địa chưa hề in vết chân người, đã biết bao lần cậu giáo mặt với cái chết, song lần nào cậu cũng biết cách phản ứng trước những chuyện bất ngờ. Lần này cũng vậy, chỉ nhìn qua, cậu cũng thấy là ngoài một cái rìu nhỏ – thứ vũ khí quen thuộc của họ, người In-đi-an kia không còn thứ khí giới nào khác, vì để với được khẩu súng săn đang dựng vào tảng đá, cậu ta phải đi ngang qua chỗ cậu đang đứng. Ngoài ra, Tômếch không khỏi mừng thầm thấy rằng tuy địch thủ có cao hơn cậu chút ít, nhưng trông có vẻ ốm yếu, đôi vai hẹp và lồng ngực không nở nang. Những quan sát của Tômếch chỉ diễn ra không quá vài giây.

Bằng một động tác bất thần, cậu đứng phắt dậy chắn đường thằng bé In-đi-an đến với khẩu súng.

– Tại sao người người anh em da đỏ lại đe dọa tôi một cách vô cớ như thế? – cậu hỏi để giải đáp sự hiểu lầm khó lý giải này. – Tôi đâu có làm gì để có thể bị đối xử như thế!

– Quá đủ những lời nói vô ích rồi! Hãy tự vệ đi, hỡi con rắn độc da trắng chuyên lừa lọc! – người In-đi-an vừa hét lên vừa rút lưỡi rùi ra khỏi thắt lưng.

Tômếch là một thiện xạ, lại đang có súng lục, nên cậu hoàn toàn có thể rút súng ra và chỉ cần kéo cò một cái là có thể loại ngay địch thủ. Song bẩm sinh cậu vẫn ghê tởm việc làm cho con người phải đổ máu, thêm nữa, cậu vốn đồng cảm với số phận cay đắng của những người dân In-đi-an bị bọn đô hộ da trắng đối xử một cách dã man. Vì vậy cậu quyết định sẽ chinh phục địch thủ đang nổi nóng mà không dùng đến vũ khí. Thủy thủ trưởng Nôvixki – một người rất nổi tiếng trong thuật đấu tay không – đã không hoài công dạy Tômếch sử dụng những miếng võ hiểm để hạ đối thủ. Khi người In-đi-an cuồng nộ nhảy xổ vào Tômếch, cậu liền nhảy phắt sang một bên, tay phải tóm chặt lấy cổ tay đang cầm rìu của địch thủ, tay trái ấn mạnh vào khuỷu tay của cậu ta. Một cái giật mạnh đủ vật ngã người In-đi-an xuống đất, lưỡi rìu rơi ra khỏi tay cậu ta.

Trước khi cậu ta kịp đứng dậy, Tômếch đã dùng cả thân mình đè lên.

Trận đấu quyết liệt diễn ra. Như một con lươn, người thiếu niên In-đi-an luồn ra khỏi tay cậu bé da trắng, rồi vươn tay định bóp cổ địch thủ. Tômếch thoáng nghĩ rằng cậu đã không đánh giá đúng sức lực của người da đỏ này. Tệ hơn nữa là thằng bé da đỏ trông có vẻ lẻo khoẻo kia lại hết sức dẻo dai, và chiến đấu với ý định quyết giết chết ngay đối thủ. Bây giờ thì Tômếch hiểu rằng cậu đang phải dự một trận đấu sống mái.

Một lúc sau, sự hừng hực ban đầu dịu dần. Cả hai đều đã thấm mệt. Càng ngày Tômếch càng thấy khó thở hơn, bàn tay của thằng bé In-đi-an mỗi lúc một làm cậu thêm kiệt sức.

Họ cùng lăn kềnh ra đất. Áo sơ-mi của Tômếch đã rách tan ra nhiều mảnh. Những mũi đá nhọn hoắt đâm nhói vào người cậu. Bàn tay của thằng bé In-đi-an chợt thít lại trên cổ cậu. Cố gắng hết sức Tômếch mới dùng chân hất bật được địch thủ ra, song cậu chỉ vừa kịp loạng choạng đứng dậy thì địch thủ đã lại lao đến tiếp tục tấn công.

“Nếu mình không bắn nó thì nó giết chết mình mất thôi”. – Tômếch nghĩ thầm khi thấy thằng bé In-đi-an có vẻ ít thấm mệt hơn. Song cậu không muons và thấy cũng không nên dùng súng lục để hạ thủ thằng bé da đỏ tay không tấc sắt. Cậu liền quyết định thay đổi chiến thuận. Khi thằng bé In-đi-an lại lao vào tấn công, cậu bắt đầu dùng nắm đấm để đánh trả. Và rõ ràng cậu đã giành lại thế chủ động. Những cú đấm chính xác nện tới tấp vào bụng và vào cằm thằng bé In-đi-an khiến nó càng ngày càng lùi ra phía bờ vực. Nó nhận ra rằng cuộc đấu đã quay sang thế bất lợi cho nó. Nó thu người lại rồi bất thần nhảy tới ôm choàng lấy Tômếch. Chúng ôm lấy nhau lăn ra tận mép vực thẳm. Bị đẩy đến bước đường cùng, Tômếch đánh đầu vào mặt thằng bé In-đi-an, song cùng lúc đó cậu chợt thấy chân cậu rời khỏi chỗ tựa. Trong vài giây, cả hai địch thủ chới với ở cái mép nhọn của bờ đá. Bàn tay thằng In-đi-an lại thít chặt cổ Tômếch. Lại một lần nữa Tômếch cố hết sức giãy giụa, và lập tức cả hai cùng lăn nhào xuống vực theo cái sườn đá dốc.

Vẫn ghì chặt lấy nhau trong một sự gắng sức khủng khiếp, cả hai thân người rơi thẳng xuống một tảng đá.

[1] Chức cảnh sát trưởng của huyện, có nhiệm vụ giữ trật tư an ninh trong khu vực

[2] Đón xem “Tômếch ở Lục Địa Đen” (sẽ xuất bản sau)

[3] Đón xem “Tômếch ở xứ Cănguru” (sẽ xuất bản sau)