Trang

Tám Mươi Ngày Vòng Quanh Thế Giới - CHƯƠNG 9 - CHẶNG CUỐI

Phileas Fogg bị trễ mất hai mươi tiếng.
Passepartout rất đỗi thất vọng. Rõ ràng anh đã làm cho ông chủ anh phá sản!
Bấy giờ viên thanh tra tới bên ông Fogg và nhìn thẳng vào mặt ông hỏi:
- Thưa ông, có đúng vì lợi ích của ông thì phải có mặt tại New York ngày 11, trước chín giờ tối, giờ khởi hành của tàu khách đi Liverpool không?
- Một lợi ích to lớn.
- Và nếu chuyến đi của ông không bị gián đoạn bởi cuộc giao chiến với bọn da đỏ kia, hẳn ông sẽ tới New York vào ngày 11, ngay buổi sáng chớ?
- Đúng, mười hai giờ trước khi tàu khách khởi hành..- Vậy là ông đã trễ mất hai mươi tiếng. Giữa hai mươi và mười hai, khoảng cách là tám. Tám tiếng để gỡ lại. ông có muốn thử làm chuyện đó không?
- Đi bộ à? - ông Fogg hỏi.
- Không, bằng xe trượt tuyết, - Fix đáp, -bằ ng xe trượt tuyết có buồm. Một người nọ đã đề nghị phương tiện vận chuyển này với tôi.
Phileas Fogg không trả lời Fix. Nhưng khi Fix chỉ cho ông thấy người đàn ông đã nói, đang đi dạo trước nhà ga, ông liền đi về phía hắn. Một lát sau Phileas Fogg và người Mỹ đó, tên là Mudge, bước vào một căn lều ở dưới chân đồi Kearney.
Tại đây, ông Fogg xem xét chiếc xe khá đặc biệt, một cái khung đặt trên hai cây xà dài hơi vểnh lên ở phía trước, như những cái càng của một chiếc xe trượt tuyết và năm hoặc sáu người có thể ngồi trên đó. ở một phần ba khung phía trước dựng lên một cái cột thật cao trên đó căng một cánh buồm hình thang rộng mênh mông.
Cột buồm đó, được cột chặt bằng dây kim loại, kéo căng một dây néo bằng sắt dùng để giương một cánh buồm mũi cỡ lớn. Phía sau, một bánh lái kiểu mái chèo giúp điều khiển chiếc xe.
Vào mùa đông, trên đồng bằng đóng băng, khi các đoàn xe lửa phải dừng lại vì tuyết, những chiếc xe này vẫn chạy cực kỳ nhanh từ ga này tới ga khác.
Lát sau, một giao kèo được ký kết giữa ông Fogg và chủ nhân chiếc xuồng. Gió thuận lợi. Từ hướng Tây từng cơn gió mạnh thổi về. Tuyết đã đông cứng lại, và Mudge quả quyết sẽ đưa ông Fogg tới ga Omaha trong vài tiếng đồng hồ. Tại đây có nhiều đoàn xe lửa và tuyến đường tới Chicago và New York. Gỡ lại thời gian chậm trễ không phải là chuyện không thể được. Vậy còn chần chừ gì mà không thử mạo hiểm.
Bà Aouda không đồng ý rời xa ông Fogg khi ông đề nghị bà trở về châu Âu với Passepartout bằng một phương tiện chuyên chở dễ chịu hơn.
Passepartout rất đỗi hạnh phúc với quyết định này. Thật vậy, dầu có được vàng chăng nữa anh cũng không muốn rời xa ông chủ, bởi Fix vẫn còn bám sát theo ông.
Còn việc viên Thanh tra cảnh sát bấy giờ đang nghĩ gì trong đầu thì đó là điều khó nói.
Xác tín của ông có bị lung lay bởi sự trở về của Phileas Fogg không, hay ông xem ông ta như một tên vô lại cực kỳ lão luyện tin mình sẽ được tuyệt.đối an toàn tại Anh sau khi hoàn tất chuyến đi vòng quanh thế giới? Nhưng không vì vậy mà ông kém quả quyết trong việc thi hành nhiệm vụ của mình, và hơn ai hết, ông nóng lòng trở về Anh.
Tám giờ, xe trượt tuyết sẵn sàng lên đường.
Hành khách đã ngồi vào chỗ và hai cánh buồm rộng mênh mông đã được kéo lên, bấy giờ dưới sức đẩy của gió, chiếc xe lướt nhanh trên băng với tốc độ bốn mươi dặm một giờ.
Khoảng cách giữa đồn Kearney và Omaha theo đường thẳng nhiều lắm là hai trăm dặm.
Nếu gió vẫn thổi mạnh, có lẽ xe trượt tuyết sẽ tới Omaha vào một giờ trưa.
Chuyến đi mới lạ lùng làm sao! Hành khách ngồi ép vào nhau không nói được gì. Cái lạnh, càng gia tăng với tốc độ, đã cắt đứt lời họ. Xe trượt tuyết lướt trên đồng bằng nhẹ nhàng như một con thuyền trên mặt nước lặng sóng. Khi gió thổi xuống thấp, dường như chiếc xe bị nhấc khỏi mặt đất bởi những cánh buồm to, rộng của nó. Nơi bánh lái, Mudge vẫn giữ cho xe chạy thẳng đường, và bằng một động tác đẩy mái chèo, ông điều chỉnh chiếc xe khi muốn chạy lệch hướng. Buồm no gió. Cánh buồm mũi tung bay và không còn bị che khuất bởi cánh buồm hình thang nữa. Một cột buồm được dựng lên trên đài và một cánh buồm thượng hình tam giác căng trong gió, góp thêm sức đẩy cùng những cánh buồm khác.
- Nếu không có gì hỏng hóc, - Mudge nói, - chúng ta sẽ tới thôi.
Và Mudge sẽ được lợi khi tới đúng giờ quy định, bởi ông Fogg trung thành với phương thức của mình, đã hứa thưởng cho ông ta một món tiền lớn.
Đồng cỏ, mà chiếc xe trượt tuyết lướt qua bằng phẳng như biển lặng. Người ta nói nó như một cái hồ mênh mông đóng băng. Con đường đã hoàn toàn tránh được mọi chướng ngại, và Phileas Fogg chỉ sợ hai tình huống: xe bị hư hỏng, gió đổi chiều hoặc lặng gió.
Nhưng gió thổi đến cong cả cột buồm được giữ chặt bằng dây kim loại. Chiếc xe trượt tuyết phi như bay giữa một sự hòa điệu rì rầm, với một cường độ đặc biệt.
Bà Aouda trùm kín trong chiếc áo lông và chăn đi đường, để khỏi nhiễm lạnh.
Còn Passepartout thì mặt đỏ như gấc khi anh hít phải bầu không khí rét buốt. Với tâm hồn.luôn toát ra một lòng tin không lay chuyển được của mình, anh lại nuôi hi vọng. Nếu không thể tới New York vào buổi sáng, có thể người ta sẽ tới đó vào buổi chiều, nhưng vẫn còn hi vọng lúc đó tàu khách đi Liverpool chưa chạy.
Passepartout thậm chí còn cảm thấy mong muốn được siết chặt bàn tay người đồng minh Fix. Anh không quên rằng chính viên thanh tra đã kiếm ra chiếc xe trượt tuyết có buồm, phương tiện độc nhất để tới được Omaha trong thời gian quy định.
Một điều nữa mà Passepartout không bao giờ quên, đó là sự hi sinh không chút do dự của ông Fogg để cứu anh thoát khỏi tay bọn Sioux. Với việc đó, ông đã liều hi sinh cả cơ nghiệp và cuộc đời của ông... Không! người giúp việc của ông hẳn sẽ không bao giờ quên điều đó.
Trong lúc mỗi hành khách mải với những suy nghĩ khác nhau như vậy thì chiếc xe trượt tuyết vẫn bay trên tấm thảm tuyết mênh mông.
Đồng bằng hoàn toàn hoang vắng. Nằm giữa tuyến đường sắt liên hiệp Thái Bình Dương và nhánh đường sắt nối liền Kearney với Saint -Joseph, đồng bằng tạo thành một hòn đảo lớn không người ở, không một ngôi làng, không một nhà ga, thậm chí không có cả một đồn binh.
Chỉ đôi khi có những đàn chim vụt bay lên cùng lúc. Cũng có khi những đàn chó sói đồng cỏ, ốm, đói, bị thúc đẩy bởi một nhu cầu dữ tợn, chạy đua với chiếc xe trượt tuyết. Passepartout, tay cầm súng lục, sẵn sàng nhả đạn vào những con tới gần nhất. Bấy giờ nếu có tai nạn nào ngăn chặn chiếc xe trượt tuyết, hành khách sẽ bị những con thú ăn thịt dữ dằn đó tấn công ngay.
Nhưng xe trượt tuyết vẫn chạy tốt và bứt đi xa.
Vào buổi trưa, qua vài dấu hiệu, Mudge nhận ra rằng minh đang vượt qua dòng nước đóng băng của sông Platte. ông không nói gì, nhưng ông tin chắc rằng chỉ còn hai mươi dặm nữa sẽ tới ga Omaha.
Và quả nhiên, chưa tới một giờ sau, người dẫn đường thành thạo đó rời tay bánh lái, lao tới mớ dây kéo buồm và kéo chúng xuống hàng loạt trong khi xe trượt tuyết theo đà vẫn bị cuốn đi không cưỡng lại được thêm nửa dặm nữa. Cuối cùng nó dừng lại, và Mudge chỉ một dãy mái nhà bị tuyết phủ trắng xóa và nói:
- Chúng ta đã tới..Phileas Fogg chi trả cho Mudge một cách hào phóng, Passepartout siết chặt tay ông ta như một người bạn, và mọi người vội vã đi về phía nhà ga Omaha.
Chính thành phố quan trọng này của bang Nebraska là nơi thật sự dừng lại của tuyến đường sắt Thái Bình Dương nối liền lưu vực sông Mis-sissippi với đại dương. Để đi từ Omaha tới Chi-cago, con dường sắt có tên là Đường sắt Đảo Đá chạy thẳng về hướng đông nối liền năm mươi ga.
Một chuyến xe lửa liên vận sẵn sàng lên đường. Phileas Fogg và các bạn đồng hành chỉ còn kịp lao lên một toa xe lửa. Họ chẳng thấy được gì ở Omaha.
Với một tốc độ cực nhanh, đoàn tàu chạy vào bang Iowa. Trong đêm nó băng qua sông Mississippi tại thành phố Davenport, và qua Đảo Đá tiến vào bang Illinois. Hôm sau, ngày mười, lúc bốn giờ chiều, nó tới Chicago trên bờ hồ Michigan xinh đẹp.
Thành phố Chicago cách New York chín trăm dặm. ở Chicago không thiếu xe lửa. ông Fogg chuyển ngay từ đoàn xe lửa này sang đoàn xe lửa khác. Cái đầu máy xe lửa nhanh nhẹn của tuyến đường sắt Pittsburg Fort Wayne Chicago chạy hết tốc lực, như thể nó cũng hiểu rằng con người hào hoa phong nhã khả kính không thể chậm trễ thời giờ. Nó lao như tia chớp qua các bang Indiana, Ohio, Pennsylvanie, New Jersey, qua các thành phố mang những cái tên cổ xưa, một vài thành phố trong số đó đã có đường và xe điện, nhưng chưa có nhà. Cuối cùng sông Hudson hiện ra, và ngày 11 tháng chạp, vào lúc mười một giờ mười lăm phút đêm, đoàn xe lửa dừng lại trong nhà ga ở hữu ngạn con sông, ngay trước bến của những con tàu thuộc tuyến đường Cuna.
Tàu China đi Liverpool đã rời bến từ bốn mươi lăm phút trước đó!
Tàu China ra đi dường như đã mang theo nó hi vọng cuối cùng của Phileas Fogg.
Quả thật, không có con tàu nào trong số tàu khách chạy thẳng từ châu Mỹ sang châu Âu có thể phục vụ cho những dự định của con người hào hoa phong nhã đó.
Tàu Pereire thuộc Công ty xuyên Đại Tây Dương của Pháp với những con tàu tuyệt vời ngang bằng về tốc độ nhưng vượt trội về tiện nghi so với những con tàu của tất cả các tuyến.đường khác - thì chỉ lên đường vào ngày 14 tháng chạp.
Còn các tàu khách Imman, trong đó có chiếc Thành phố Paris, lên đường vào ngày hôm sau thì thậm chí cũng không nên nghĩ tới chúng.
Những con tàu đặc biệt đó dùng để chở người di cư, máy móc yếu kém, và chúng chạy bằng hơi nước cũng giống như khi chạy bằng buồm. Trong chuyến đi từ New York tới nước Anh kia, chúng cần nhiều thời gian hơn số thời gian ông Fogg còn lại để thắng cuộc.
Con người hào hoa phong nhã hiểu rõ tất cả điều đó khi tra cứu quyển Bradshaw của mình, nó cung cấp cho ông những hoạt động từng ngày của ngành hàng hải xuyên đại dương.
Passepartout cảm thấy rụng rời. Trễ chuyến tàu khách tới bốn mươi lăm phút, điều đó đã giết anh. Đó là lỗi của anh, thay vì giúp ông chủ của mình, anh đã không ngừng gieo rắc chướng ngại trên đường đi của ông!
Tuy nhiên ông Fogg vẫn không hề trách cứ anh, và khi rời bến tàu khách xuyên đại dương, ông chỉ nói lời này:
- Mai hẵng tính. Đi thôi.
Ông Fogg, bà Aouda, Fix và Passepartout qua sông Hudson tại bến phà thành phố Jersey và bước lên một chiếc xe ngựa đưa họ về khách sạn Thánh Nicolas tại đường Broadway. Họ nhận phòng và đêm trôi qua, ngắn ngủi đối với Phileas Fogg ngủ một giấc say sưa, nhưng dài dằng dặc đối với bà Aouda và người bạn đồng hành của bà không sao chợp mắt được.
Ngày hôm sau, 12 tháng Chạp, ông Fogg rời khách sạn một mình sau khi dặn người giúp việc đợi ông và báo cho bà Aouda biết lúc nào cũng phải sẵn sàng.
Hành khách tới bờ sông Hudson và trong số những con tàu cột ở bến hoặc thả neo trên sông, ông tìm kỹ những con tàu sắp sửa lên đường.
Nhiều tàu đã kéo cờ hiệu lên đường và chuẩn bị ra khơi theo nước triều buổi sáng, nhưng hầu hết là tàu buồm, và Phileas Fogg thấy chúng không hợp.
Lúc con người hào hoa phong nhã tưởng chừng phải thất bại trong mưu toan cuối cùng của mình thì ông trông thấy một tàu buôn có chân vịt đang thả neo trước giàn pháo, cách đó nhiều lắm là một tầm mình thon, ống khói đang buông từng cuộn khói lớn, cho thấy nó đang chuẩn bị ra khơi.
Phileas Fogg gọi một chiếc xuồng và bơi ra đó. Sau vài nhịp chèo, ông đã đến bên thang tàu Henrietta, một tàu khách có vỏ sắt, còn tất cả những phần trên đều bằng gỗ.
Thuyền trưởng tàu Henrietta đang ở trên tàu.
Phileas Fogg bước lên boong và yêu cầu được gặp thuyền trưởng. ông này bước ra ngay.
Đó là một người độ năm mươi tuổi có vẻ là một thứ sói biển, một người hay càu nhàu. Mắt to, nước da màu đồng gỉ, tóc đỏ, có cái cổ chắc khỏe, - ông ta không có vẻ gì là một con người lịch thiệp.
- ông là thuyền trưởng? - ông Fogg hỏi.
- Chính tôi.
- Tôi là Phileas Fogg, ở Luân Đôn tới.
- Còn tôi, Andrew Speady, ở Cardiff.
- ông sắp lên đường?
- Một tiếng nữa.
- ông chở hàng đi...
- Bordeaux.
- Còn hàng của ông?
- Chúng tôi chở sỏi trong bụng tàu. Không có hàng.
- ông có hành khách không?
- Không có hành khách. Không bao giờ có hành khách.
- Tàu ông chạy tốt chứ?
- Từ mười một tới mười hai hải lý. Tàu Hen-rietta này ai cũng biết.
- ông chở tôi tới Liverpool được chứ, tôi và ba người nữa.
- Tới Liverpool. Tại sao không tới Trung Quốc?
- Tôi nói Liverpool.
- Không. Tôi đi Bordeaux và tôi tới Bor-deaux.
- Bằng mọi giá?
- Bằng mọi giá.
- Nhưng chủ tàu Henrietta... - Phileas Fogg lại nói.
- Chủ tàu chính là tôi, - viên thuyền trưởng đáp. - Con tàu thuộc về tôi.
- Tôi thuê tàu ông.
- Không!
- Tôi mua tàu ông..- Không!
Phileas Fogg vẫn không nhíu mày. Tuy nhiên tình hình căng thẳng lắm rồi. Cho tới tận lúc này, tiền bạc đã luôn luôn thắng mọi trở ngại.
Nhưng lần này tiền bạc đã thất bại.
Dù sao nhất định phải tìm cách vượt Đại Tây Dương bằng tàu, - nếu không, vượt bằng khinh khí cầu là điều quá mạo hiểm và vả chăng không thể thực hiện được.
Phileas Fogg nảy ra một ý tưởng và nói với viên thuyền trưởng:
- Vậy thì, ông đưa tôi tới Bordeaux được không?
- Không, cho dù ông trả tôi hai trăm đôla!
- Tôi trả ông hai ngàn mỗi người. Và các ông gồm bốn người?
- Bốn.
Thuyền trưởng Speedy bắt đầu gãi trán. Được tám ngàn đôla mà không thay đổi hành trình, điều này rất đáng cho ông gạt sang bên mối ác cảm ra mặt đối với mọi loại hành khách. Vả chăng hành khách với giá hai ngàn đôla, thì đó không phải là hành khách nữa mà là món hàng quý.
- Tôi lên đường lúc chín giờ. - Viên thuyền trưởng nói ngắn gọn.
- Chín giờ chúng tôi sẽ có mặt trên tàu! -ạng Fogg đáp cũng đơn giản không kém.
Bấy giờ là tám giờ rưỡi. ông Fogg rời tàu Henrietta, bước lên một chiếc xe, tới khách sạn Thánh Nicolas để rước bà Aouda, Passepartout và cả Fix là người mà ông đã lịch sự mời tham gia chuyến đi. Con người hào hoa phong nhã đã làm tất cả những công việc đó với một sự điềm tĩnh không rời bỏ ông trong bất luận hoàn cảnh nào.
Tàu Henrietta chuẩn bị nhổ neo ra khơi, cả bốn người đều đã ở trên tàu.
Khi Passepartout biết được cái giá của chuyến vượt biển cuối cùng này, anh thốt lên một tiếng "ồ!" kéo dài.
Còn viên Thanh tra Fix thì nhủ thầm rằng chắc chắn Ngân hàng Anh quốc sẽ không vô sự thoát ra khỏi vụ này. Quả thật khi về tới Anh, và cứ cho rằng lão Fogg không vứt thêm vài nắm tiền xuống biển, thì túi xách đựng giấy bạc cũng đã thâm mất hơn bảy ngàn bảng rồi!
Một giờ sau, tàu khách Henrietta vượt qua ngọn đèn phao đánh dấu cửa sông Hudson, chạy.vòng qua mũi Sandy Hook và ra biển. Cả ngày nó chạy ven đảo Dài, cách xa ngọn đèn pha của đảo Lửa, và chạy nhanh về hướng đông.
Ngày hôm sau, 13 tháng chạp, chính Phileas Fogg là người leo lên đài chỉ huy để xem xét tình hình.
Còn thuyền trưởng Speedy thì thật sự bị nhốt trong buồng của ông ta và đang gào thét, giận dữ. Chuyện gì đã xảy ra?
Vụ việc thật đơn giản. Phileas Fogg muốn đi Liverpool nhưng viên thuyền trưởng không muốn đưa ông tới đó. Phileas Fogg đã chấp nhận đi Bordeaux và trong ba mươi tiếng đồng hồ ông đã khéo xoay sở đến nỗi toàn đội thủy thủ đã thuộc về ông. Đó là lý do tại sao Phileas Fogg nắm quyền chỉ huy thay thuyền trưởng Speedy và cuối cùng tại sao tàu Henrietta lại chạy về hướng Liverpool.
Về phần mình, bà Aouda không ngừng lo âu nhưng vẫn không để lộ điều gì. Fix thì choáng váng. Còn Passepartout thấy chuyện này thật thú vị.
"Giữa mười một và mười hai hải lý" thuyền trưởng Speedy đã nói, và quả thật tàu Henrietta vẫn giữ tốc độ trung bình này.
Vậy nếu biển không trở nên quá sóng gió, nếu gió không đổi sang hướng đông, tàu Hen-rietta có thể vượt qua ba ngàn hải lý ngăn cách New York với Liverpool trong khoảng thời gian mong muốn.
Những ngày đầu chuyến vượt biển được thực hiện trong những điều kiện tuyệt hảo. Biển không quá khắc nghiệt, gió có vẻ ổn định theo hướng đông bắc và buồm đã giương lên. Dưới những cánh buồm dọc, tàu Henrietta chạy như một con tàu xuyên đại dương chính cống.
Passepartout rất vui sướng. Chiến công cuối cùng của chủ anh đã làm anh phấn khởi. Chưa bao giờ thủy thủ đoàn trông thấy một chàng trai vui vẻ, nhanh nhẹn như thế. Anh hết sức vồn vã với họ và gây kinh ngạc cho họ bằng những trò leo dây của anh. Dưới mắt Passepartout thủy thủ đoàn thao diễn như những con người hào hoa phong nhã, và những người thợ đốt lò làm công việc của họ như những người anh hùng. Tính tình vui vẻ của anh đã lây sang tất cả mọi người.
Anh đã quên quá khứ, những nỗi ưu phiền, những cơn nguy khốn. Anh chỉ nghĩ tới mục tiêu kia đã rất gần trong tầm tay. Chàng trai đúng mực này cũng thường xoay quanh Fix. Nhìn ông ta.bằng con mắt "hàm ý sâu xa", nhưng anh không nói gì bởi không còn chút thân mật nào giữa hai người bạn cũ.
Vả chăng, cũng cần phải nói điều này, Fix không còn hiểu ra làm sao nữa. Việc chiếm tàu Henrietta, việc mua đội thủy thủ, lão Fogg điều khiển con tàu như một thủy thủ thành thạo, toàn bộ những điều đó làm ông choáng váng! Nhưng nói cho cùng, một tay hào hoa phong nhã đã bắt đầu bằng cách ăn trộm năm mươi lăm ngàn bảng thì cũng dễ kết thúc bằng cách ăn cướp một con tàu lắm! Và tự nhiên Fix phải tin rằng tàu Hen-rietta, do Fogg điều khiển, chẳng hề đi tới Liv-erpool, mà tới một điểm nào đó trên thế giới nơi tên trộm, đã trở thành tướng cướp, thản nhiên sống trong yên ổn! Phải công nhận rằng cái giả thuyết ấy hết sức thuyết phục và nhà thám tử bắt đầu thật sự hối tiếc đã dấn thân vào chuyện này.
Còn thuyền trưởng Speedy thì tiếp tục gào thét trong buồng.
Về phần ông Fogg, có vẻ như ông không còn nhớ trên tàu còn có một ông thuyền trưởng nữa!
Ngày 13, tàu chạy qua chót đuôi của bãi Đất Mới. Đây là vùng nhiều trắc trở. Nhất là về mùa đông thường có sương mù và những trận cuồng phong. Từ hôm trước, phong vũ biểu bất ngờ xuống thấp khiến người ta cảm thấy sắp có một sự thay đổi trong bầu khí quyển. Quả nhiên, ban đêm nhiệt độ thay đổi, cái lạnh trở nên dữ dội hơn và gió đổi sang hướng đông nam.
Đây là một điều bất trắc. Để khỏi đi lệch đường, ông Fogg phải hạ buồm và tăng hơi. Song, tàu vẫn cứ chạy chậm lại do những đợt sóng dài vỗ vào sống mũi con tàu. Nó bị lắc lư khủng khiếp. Gió dần dần chuyển thành bão và người ta đã dự kiến tới trường hợp tàu Henrietta sẽ không chống chọi nổi sóng biển.
Khuôn mặt Passepartout cũng sẫm lại cùng lúc với bầu trời, và trong hai ngày, chàng trai trung thực đã phải sống trong những nỗi lo sợ khủng khiếp. Nhưng Phileas Fogg là một thủy thủ gan lì, biết đương đầu với biển cả, và ông vẫn cứ thẳng đường tiến tới.
Tàu Henrietta nếu không thể lướt trên sóng biển thì nó đi xuyên qua, và boong tàu bị sóng quét, nhưng nó vẫn vượt qua.
Ngày 16 tháng chạp là ngày thứ bảy mươi lăm trôi qua kể từ lúc khởi hành ở Luân Đôn.
Tóm lại tàu Henrietta vẫn chưa cho thấy một sự chậm trễ nào đáng lo ngại. Nó đã đi được gần.nửa chặng đường và đã vượt qua những vùng trắc trở nhất.
Passepartout không có ý kiến gì. Thật ra anh vẫn hi vọng dầu không thuận gió, ít ra anh cũng tin vào hơi nước.
Vậy mà ngày hôm đó khi thấy anh thợ máy lên boong, gặp ông Fogg và trò chuyện khá sôi nổi. Không hiểu tại sao Passepartout lại cảm thấy một nỗi lo lắng mơ hồ.
Anh có thể nghe được vài lời của ông chủ trong câu chuyện trao đổi.
- Anh chắc chắn về những gì anh đã nói đấy chứ?
- Chắc chắn, thưa ông, - anh thợ máy đáp. -ạng đừng quên rằng từ lúc chúng ta khởi hành, chúng ta đã đốt tất cả các lò cháy lên, và nếu chúng ta đủ than để chạy với tốc độ chậm từ New York tới Bordeaux thì chúng ta lại không đủ để chạy hết tốc lực từ New York tới Liverpool!
- Để tôi nghĩ xem sao. - ông Fogg đáp.
Passepartout đã hiểu. Anh cảm thấy lo điếng người.
Than sắp hết.
Và Phileas Fogg sẽ quyết định sao đây? Con người hào hoa phong nhã luôn phớt tỉnh đã có một quyết định, bởi ngay buổi chiều đó, ông cho gọi anh thợ máy tới nói:
- Hãy cho lửa cháy mạnh lên và chạy cho tới khi hết sạch chất đốt.
Vậy là con tàu tiếp tục chạy hết tốc lực, nhưng như anh thợ máy đã báo, hai ngày sau, ngày 18, anh cho biết than sẽ hết nội trong ngày.
- Đừng để lửa thấp, - Phileas Fogg ra lệnh -trái lại cứ nạp các nắp hơi.
Ngày hôm đó, vào khoảng trưa, sau khi tính toán vị trí con tàu, Phileas Fogg gọi Passepartout tới và ra lệnh cho anh đi mời viên thuyền trưởng.
Vài phút sau, giữa những tiếng hò hét chửi rủa, một trái bom xuất hiện trên khoang thượng đuôi tàu. Trái bom đó chính là thuyền trưởng Speedy. Hiển nhiên là nó sắp nổ.
- Chúng ta đang ở đâu đây? - Đó là câu đầu tiên ông thốt lên trong cơn giận dữ đến tột độ.
- Các Liverpool bảy trăm dặm (300 hải lý).
- ông Fogg đáp với một vẻ điềm nhiên không thể lay chuyển.
- Đồ hải tặc! - Andrew Speedy kêu lên.
- Tôi mời ông tới, thưa ông, để yêu cầu ông bán tàu cho tôi..- Không! Nhất định không!
- Tôi buộc lòng phải đốt nó đấy.
- Đốt tàu tôi!
- Đúng, ít ra là ở những phần trên của tàu, bởi chúng ta thiếu chất đốt.
- Đốt tàu tôi! - Thuyền trưởng Speedy kêu lên, ông thậm chí không phát âm được chuẩn các âm tiết. - Một con tàu trị giá năm mươi ngàn đôla!
- Đây là sáu mươi ngàn. - Phileas Fogg đáp và trao cho viên thuyền trưởng một xấp giấy bạc.
Điều này tạo nên một hiệu quả phi thường đối với Andrew Speedy. Nếu thấy sáu mươi ngàn đôla mà không có một xúc động nào thì người ta không phải là người Mỹ. Trong giây lát, viên thuyền trưởng quên đi cơn giận dữ của mình.
Con tàu của ông ta đã hai mươi tuổi. Chuyện này có thể trở thành một vụ làm ăn béo bở đây!
- Và tôi sẽ còn cái vỏ tàu bằng sắt, - ông nói, thật dịu giọng.
- Vỏ tàu bằng sắt và cả máy móc nữa, thưa ông. Đồng ý rồi chớ?
- Đồng ý.
Và Andrew Speedy chụp lấy bó giấy bạc, đếm và cho biến vào túi.
Trong suốt thời gian diễn ra cảnh đó, mặt Passepartout cứ trắng bệch ra. Còn Fix thì tưởng suýt bị một cơn xuất huyết não.
Andrew Speed đã bỏ tiền vào túi.
- Thưa ông, - ông Fogg nói với ông ta, - xin ông đừng ngạc nhiên về tất cả chuyện này. Xin ông hiểu cho rằng tôi sẽ mất hai chục ngàn bảng nếu tôi không có mặt tại Luân Đôn ngày 21 tháng chạp, lúc tám giờ bốn mươi phút tối. Vậy mà tôi đã lỡ chuyến tàu khách ở New York, và bởi ông đã từ chối không đưa tôi tới Liverpool...
- Và tôi đã làm đúng, nói có thánh thần quỷ sứ, - Andrew Speed kêu lên, - bởi trong vụ này tôi được ít nhất là bốn mươi ngàn đô la.
Phileas Fogg nói:
- Bây giờ, con tàu thuộc về tôi rồi chứ?
- Đúng vậy, từ sống tàu tới đỉnh cột buồm.
Tất cả những gì bằng gỗ, cố nhiên rồi!
- Tốt. Hãy phá tất cả những vật dụng trang bị bên trong và đem đốt.
Hãy tưởng tượng người ta phải đốt bao nhiêu thứ gỗ khô này để giữ cho hơi nước đủ áp suất.
Ngày hôm đó, khoang thượng đuôi tàu, mui tàu, ca bin, phòng ở, sàn tàu, tất cả đều bị thiêu rụi. Ngày hôm sau, 19 tháng chạp, người ta đốt đến bộ cột buồm, sào căng buồm, trục buồm.
Người ta hạ các cột buồm, chẻ chúng ra bằng rìu.
Ngày hôm sau, 20, tàu Henrietta chỉ còn là một con tàu trụi lủi, trông như một cái ụ nổi.
Nhưng ngày hôm đó người ta đến được bờ biển Ai Len và ngọn đèn pha Fastenet.
Tuy nhiên, vào mười giờ đêm, tàu chỉ mới chạy ngang qua Queenstown. Phileas Fogg chỉ còn hai mươi bốn tiếng đồng hồ nữa để tới Luân Đôn! Vậy mà đó là thời gian tàu Henrietta cần để tới Liverpool, và phải chạy hết tốc lực. Và cuối cùng hơi nước cũng sắp không còn cho con người hào hoa phong nhã táo bạo!
- Thưa ông, - thuyền trưởng Speedy, cuối cùng cũng quan tâm tới dự định của Fogg, nói với ông, - tôi thật sự ái ngại cho ông. Tất cả đều chống lại ông! Chúng ta chỉ mới đang ở trước Queenstown.
- A! - Phileas Fogg nói, - đây là Queenstown, thành phố mà chúng ta trông thấy những ánh đèn kia, phải không?
- Đúng.
- Chúng ta có thể vào cảng được không?
- Phải ba giờ nữa. Và lúc nước triều lên.
- Chúng ta hãy cứ đợi! - Phileas Fogg thản nhiên đáp, không lộ vẻ gì trên mặt cho thấy ông sẽ thử chiến thắng vận rủi một lần nữa!
Quả nhiên, Queenstown là một hải cảng trên bờ biển Ai Len, nơi những con tàu xuyên đại dương từ Hiệp Chủng Quốc chạy qua và bỏ lại những bọc thư từ. Các bọc thư từ này được chở tới Dublin bằng những chuyến xe lửa tốc hành lúc nào cũng sẵn sàng lên đường. Từ Dublin chúng tới Liverpool bằng tàu biển cao tốc lúc mười hai giờ sớm hơn tất cả những con tàu nhanh nhất của các công ty hàng hải.
Mười hai giờ tàu đưa thư đi châu Mỹ, bằng cách đó, Phileas Fogg cũng có lợi. Thay vì tới Liverpool vào tối ngày hôm sau, ông sẽ tới vào buổi trưa, và do đó ông sẽ kịp có mặt tại Luân Đôn trước tám giờ bốn mươi lăm phút tối.
Vào khoảng một giờ sáng, tàu Henrietta vào cảng Queenstown theo nước triều lên, và Phileas Fogg sau khi nhận một cái bắt tay thật chặt của thuyền trưởng Speed đã để ông ta lại trên cái xác tàu trụi lủi của mình.
Tất cả hành khách lên bờ ngay. Lúc bấy giờ Fix cảm thấy một khát vọng mãnh liệt được bắt.giữ lão Fogg. Vậy mà ông không làm điều đó!
Tại sao thế? Phải chăng cuối cùng ông đã hiểu ra rằng mình lầm? Tuy vậy ông vẫn không buông ông Fogg.
Cùng bà Aouda, Fix và Passepartout, ông Fogg bước lên xe lửa ở Queenstown vào lúc một giờ rưỡi đêm. Tới Dublin vào lúc rạng sáng, họ xuống ngay một trong những con tàu, chúng không thèm chồm lên sóng biển mà luôn luôn vượt xuyên qua chúng.
Lúc mười hai giờ kém hai mươi trưa ngày 11 tháng chạp, Phileas Fogg cuối cùng đã bước lên bờ tại cảng Liverpool. ông chỉ cần sáu tiếng nữa để có mặt tại Luân Đôn.
Bấy giờ Fix bước tới, đặt tay lên vai ông và nói:
- Nhân danh nữ hoàng, tôi bắt ông!